Giáo trình nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp cho cơ quan và doanh nghiệp

Tìm hiểu về giáo trình bảo vệ chuyên nghiệp

Các tài liệu, giáo trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ giúp nhân viên nắm vững kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp vững chắc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về tính chuyên nghiệp trong ngành bảo vệ. Một bản giáo trình nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp sẽ được tổng hợp với 5 chuyên đề chính, gồm có tác phong – điều lệnh, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng sơ cứu cho người bị nạn, công tác phòng cháy chữa cháy và quy trình xử lý các tình huống bất ngờ. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Bảo vệ Ngày & Đêm Tây Bắc SG tìm hiểu sâu hơn về 5 chuyên đề này nhé.

Tìm hiểu về giáo trình bảo vệ chuyên nghiệp
Tìm hiểu về giáo trình bảo vệ chuyên nghiệp

Chương 1: Tác phong, điều lệnh

Tác phong & điều lệnh chính là chuyên đề nhắc đến đầu tiên trong giáo trình nghiệp vụ bảo vệ bởi vì đây là nền tảng quan trọng xây dựng hình ảnh người bảo vệ chuyên nghiệp. Trong lĩnh vực bảo vệ an ninh chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ chính là yếu tố cốt lõi quyết định đến sự thành công và uy tín của doanh nghiệp. Điều này được thể hiện qua tác phong, thái độ, đồng phục và cách giao tiếp hàng ngày.

Do đó, để xây dựng chất lượng dịch vụ tốt đòi hỏi người bảo vệ tuân thủ đúng các quy định về đồng phục, tác phong bảo vệ và cách giao tiếp, ứng xử với khách hàng, cụ thể:

Điều lệnh về ngoại hình

  • Tóc hớt cao, để gọn gàng, không quá dài và không nhuộm màu nổi bật.
  • Đồng phục: Mang đồng phục theo đúng quy định công ty.
  • Giày: Giày tây đen, phù hợp với nơi làm việc.
  • Thắt lưng: Màu tối.
  • Bảng tên: Bảng tên đeo đúng tên mình và có dấu mộc công ty.

Tác phong làm việc chuyên nghiệp:

  • Tư thế đứng: Đứng thẳng, 2 chân dang rộng bằng vai, tay đặt ở tư thế thoải mái.
  • Tư thế ngồi: Ngồi ngay ngắn, hai chân mở rộng, mắt hướng thẳng, không ngồi rung đùi hoặc tư thế chống cằm. Đặc biệt không ngồi trên xe của khách hàng.
  • Hành vi giao tiếp: Không bỏ tay vào túi quần hoặc chống nạnh khi giao tiếp với khách hàng.
Người bảo vệ chuyên nghiệp cần tuân thủ quy định về tác phong và điều lệnh
Người bảo vệ chuyên nghiệp cần tuân thủ quy định về tác phong và điều lệnh

Chương 2: Giao tiếp với khách hàng

Bên cạnh tác phong, kỹ năng giao tiếp với khách hàng của nhân viên bảo vệ đóng vai trò quan trọng không kém. Sự giao tiếp chuẩn mực không chỉ tạo ấn tượng tốt mà còn góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ.

Các yêu cầu giao tiếp cơ bản mà mỗi nhân sự bảo vệ cần đáp ứng là:

  • Luôn thể hiện thái độ tôn trọng với khách hàng.
  • Luôn giữ nụ cười và chào hỏi khách bằng ngôn từ lịch sự.
  • Gọi tên khách (nếu biết).
  • Đưa thẻ xe cho khách bằng hai tay.
  • Dẫn xe và hướng dẫn nơi để xe cho khách hàng
  • Sắp xếp xe ngay ngắn, đúng nơi quy định.
  • Mở cửa xe nếu khách đi xe ô tô.
  • Che dù, úp mũ bảo hiểm cho khách khi trời mưa.
  • Hỗ trợ khách lấy xe ra về.

Ngoài ra, nhân viên bảo vệ cần hạn chế vi phạm các lỗi giao tiếp thường gặp để duy trì chất lượng dịch vụ. Bao gồm:

  • Sử dụng điện thoại trong ca làm việc.
  • Không phát thẻ xe, không sắp xếp xe ngăn ngắn.
  • Tác phong làm việc không nghiêm túc.
  • Thái độ thờ ơ, thiếu nhiệt tình khi hỗ trợ khách hàng.
Luôn vui vẻ, chào hỏi thân thiện với khách hàng
Luôn vui vẻ, chào hỏi thân thiện với khách hàng

Chương 3: Sơ cấp cứu cho người bị nạn

Hiện nay, các nhân viên bảo vệ được đào tạo bài bản về các kỹ năng nghề nghiệp, bao gồm cả kỹ năng sơ cấp cứu.

Khi phát hiện nạn nhân ngất xỉu:

  • Di chuyển nhanh đến cạnh đầu nạn nhân, đứng hai chân song song, khoảng cách từ vai nạn nhân đến mũi chân khoảng 20cm. Sau đó, dùng hai tay nắm cổ ty nạn nhân, sử dụng lực lưng và vai để nâng đầu nạn nhân khỏi mặt đất, từ từ đưa ra khỏi vùng nguy hiểm.
  • Sau khi đưa đến nơi an toàn, từ từ đặt nạn nhân nằm trên bề mặt phảng, dang rộng 2 tay để không bị đè lên vùng ngực.

Thực hiện động tác sơ cứu nạn nhân:

  • Tiến hành kiểm tra động mạch: Ngồi phía bên phải nạn nhân, dùng 2 ngón tay khép lại ấn vào lõm dưới cổ nạn nhân. Trong trường hợp nếu như phát hiện mạch không còn đập, nhanh chóng đỡ cổ nạn nhân, ngửa đầu lên để thông đường thở. Sau đó quỳ thẳng người, đặt 2 tay chồng lên nhau, ấn mạnh 30 lần về bên trái, cách xương ức khoảng 5cm.
  • Tiếp tục thổi ngạt: Đặt tay phải lên trán nạn nhân và dùng tay trái đỡ sau gáy để giữ thẳng cuống họng, sau đó mở miệng nạn nhân và thổi ngạt 15 lần. Liên tục lặp lại 2 động tác ép tim và thổi ngạt cho đến khi người bệnh có dấu hiệu thở lại.

Kiểm tra lại

  • Sau khi thực hiện xong sơ cứu, nhân viên bảo vệ cần kiểm tra lại động mạch của nạn nhân.

Đưa nạn nhân về tư thế an toàn

  • Sử dụng tay trái nắm lấy cổ tay trái nạn nhân, sau đó vòng qua trước ngực và áp sát vào bên tai phải của họ. Dùng tay phải đỡ bụng hoặc hông để lật người nghiêng dứt khoát về bên phải, sau đó đỡ đầu và rút tay về. Cuối cùng, điều chỉnh cổ người bệnh theo đường thẳng và sử dụng khăn hoặc vật mềm để kê đầu nạn nhân.

Liên hệ cấp cứu

  • Gọi 114 để được hỗ trợ y tế chuyên nghiệp.
Kỹ năng sơ cứu người bị nạn
Kỹ năng sơ cứu người bị nạn

Chuyên đề 4: Công tác phòng cháy và chữa cháy tại mục tiêu

Chuyên đề công tác phòng cháy và chữa cháy trong giáo trình nghiệp vụ bảo vệ được chia làm 3 phần, gồm có lý thuyết, thực hành chữa cháy và một số biện pháp phòng tránh. Chi tiết về từng phần như sau:

A/ Lý thuyết

Phần lý thuyết cung cấp các kiến thức cơ bản về cấu tạo và nguyên lý hoạt động của 2 dạng bình chữa cháy phổ biến và các dụng cụ cần thiết.

Bình chữa cháy CO2

  1. Cấu tạo

Bình chữa cháy CO2 được cấu tạo từ 6 bộ phận chính, gồm có:

  • Thân bình được làm bằng thép chịu áp lực cao, có kiểu dáng hình trụ đứng và sơn màu đỏ.
  • Trong bình và dưới van được trang bị ống nhựa cứng có vai trò dẫn khí CO2 được nén lỏng ra ngoài.
  • Cụm van bình: Có cấu tạo bằng hợp kim đồng,thường được thiết kế theo hai kiểu chính, gồm van vặn 1 chiều hoặc van lò xo nén 1 chiều. Cuối cùng, chốt hãm kẹp chì gắn vào van để đảm bảo chất lượng bình.
  • Loa phun: Thường được làm bằng kim loại chịu nhiệt, nhựa cứng hoặc cao su, được gắn chặt với khớp nối bộ van thông qua ống thép cứng.
  • Trên thân bình thể hiện các đặc điểm chính như dung tích, trọng lượng, cảnh báo và hướng dẫn sử dụng. Ví dụ như:
  • Bình chữa cháy CO2 MT2: chứa 2kg khí CO2 với tổng trọng lượng bình khoảng 8kg.
  • Bình chữa cháy CO2 MT3: chứa 3kg khí CO2 với tổng trọng lượng bình khoảng 8kg.
Bình chữa cháy CO2 có kiểu dáng hình trụ và sơn màu đỏ
Bình chữa cháy CO2 có kiểu dáng hình trụ và sơn màu đỏ
  1. Nguyên lý hoạt động

Bình chữa cháy CO2 hoạt động theo cơ chế làm lạnh do khí CO2 ở dạng thể lỏng và được nén dưới áp suất cao. Khi sử dụng, khí CO2 thoát ra ngoài và nhanh chóng giãn nở và quay về trạng thái khí, nhiệt độ giảm sâu đến -79°C, tạo ra hiệu ứng làm lạnh mạnh mẽ.

  1. Phạm vi sử dụng

Bình CO2 có phạm vi chữa cháy rộng bởi CO2 là một dạng khí trơ, nặng hơn không khí, giúp nhanh chóng bao phủ đám cháy, ngăn cản oxy tiếp xúc với lửa.

  • Mang lại hiệu quả cao khi xử lý các đám cháy loại A (gỗ, giấy) và cả đám cháy loại E (điện, thiết bị điện tử).
  • Phù hợp sử dụng tại các khu vực khuất gió, kín và hầm nhưng lại hạn chế với đám cháy ngoài trời và khu vực thoáng gió vì dễ khuếch tán nhanh trong không khí.

Tuy nhiên, bình CO2 không được khuyến khích để dập tắt các đám cháy bằng kim loại nóng đỏ hoặc than vì các hợp chất này rất độc và dễ nổ.

  1. Bảo quản và kiểm tra
  • Bình chữa cháy CO2 cần được đặt tại nơi dễ thấy và dễ lấy, tránh nơi có nhiệt độ cao. Trong trường hợp nếu để ngoài thì cần đặt tại nơi có mái che.
  • Bình khí đã qua sử dụng hoặc bị hỏng cần bảo quản riêng biệt để tránh hạn chế nhầm lẫn trong quá trình sử dụng. Tránh bảo quản bình tại gần các thiết bị hoặc máy móc dễ phát sinh nhiệt.
  • Vỏ bình phải được kiểm tra áp suất trước mỗi lần nạp khí hoặc sau 5 năm sử dụng.
  • Kiểm tra bình còn hoạt động tốt hay không bằng cách quan sát, cân trọng lượng để đối chiếu với ban đầu. Hoặc nhúng nước để kiểm tra mức độ kín của bình.
  • Thường xuyên kiểm tra định kỳ bình theo hướng dẫn từ nhà sản xuất ít nhất 1 tháng/lần để đảm bảo bình luôn trong trạng thái hoạt động tốt.
  1. Cách sử dụng

Để sử dụng bình chữa cháy CO2 cần di chuyển bình đến gần đám cháy, sau đó giật chốt và hướng loa phun vào gần gốc lửa, bóp van để khí thoát ra ngoài. Tùy thuộc vào phạm vi đám cháy mà chọn vị trí và cách phun phù hợp. Đối với các đám cháy lỏng, nên phun phủ lên bề mặt thay vì xục sâu vào chất lỏng.

Khi sử dụng bình chữa cháy CO2 cần lưu ý rằng chỉ cầm vào phần nhựa hoặc cao su của vòi phun để tránh bị bỏng lạnh. Bên cạnh đó, tuyệt đối phun trực tiếp vào người vì CO2 có tính làm lạnh mạnh, gây nguy hiểm nghiêm trọng.

Bình chữa cháy dạng bột

  1. Cấu tạo

Bình chữa cháy dạng bột được thiết kế với kiểu dáng hình trụ, có phần thân được làm bằng thép bền bỉ, sơn màu đỏ đặc trưng và thành phần chữa cháy chính là bột đông khô. Phần van được chế tạo từ hợp kim đồng với cơ chế vặn một chiều hoặc lò xo nén, giúp kiểm soát lượng bột sử dụng.

Bình chữa cháy dạng bột được đánh ký hiệu bằng các chữ cái A, B, C, D, E để phân loại khả năng chữa cháy cho từng thể. Bao gồm:

  • A: Thể rắn như gỗ, giấy, vải, nhựa, bông,…
  • B: Thể lỏng như xăng, dầu.
  • C: Thể khí như gas, metal, hydro, butan,…
  • D, E: Chữa đám cháy kim loại, điện.

Bên cạnh đó, trên thân bình còn thể hiện các số 2, 4, 8 biểu thị trọng lượng (kg) bột có trong bình. Ví dụ như bình chữa cháy dạng bột ký hiệu MFZ4, trên bình có ghi ký tự ABD tức là bình chữa cháy có trọng lượng 4kg và có thể dập tắt các đám cháy như cháy rắn, chắn lỏng hoặc cháy kim loại, điện.

Bình chữa cháy dạng bột có hình trụ với phần thân làm bằng thép
Bình chữa cháy dạng bột có hình trụ với phần thân làm bằng thép
  1. Nguyên lý hoạt động

Nguyên lý hoạt động của bình chữa cháy dạng bột dựa vào việc sử dụng khí N2 chứa bên trong để làm lực đẩy phun bột dập tắt đám cháy.

  1. Cách sử dụng

Cách sử dụng bình chữa cháy dạng bột cho từng loại cụ thể như sau:

  • Bình xách tay: Để sử dụng cần lắc bình 3 – 4 lần để bột tơi hơn, sau đó giật chốt hãm, chọn đầu hướng gió và phun vào gốc lửa từ khoảng cách 1.5m.
  • Bình xe đẩy: Đẩy xe đến gần khu vực cháy, kéo vòi dẫn bột ra, giật chốt an toàn, sau đó kéo van chính vuông góc với mặt đất và cầm chặt lăng phun bột vào gốc lửa theo hướng thuận gió.
  1. Bảo quản và kiểm tra

Bình chữa cháy dạng bột cần được bảo quản tại nơi dễ thấy, khô ráo, thoáng gió, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Thường xuyên kiểm tra bình định kỳ để đảm bảo bình hoạt động tốt và ổn định.

Lưu ý rằng, cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng từ nhà sản xuất để hiểu rõ hơn về cách dùng đúng kỹ thuật và hiểu rõ tình năng của từng loại bình để dập tắt đám cháy hiệu quả. Luôn giữ bình ở tư thế thẳng đứng khi phun và chọn đứng ở đầu hướng gió.

Dây, vòi chữa cháy

Dây và vòi chữa cháy là thiết bị chuyên dụng, được thiết kế với mục đích kết nối với lăng chữa cháy và hệ thống cấp nước hoặc bọt chữa cháy, giúp dập tắt đám cháy hiệu quả nhưng vẫn đảm bảo khoảng cách an toàn. Đây là thiết bị PCCC quan trọng, nhất định phải trang bị tại các cơ sở lớn.

  1. Cấu tạo

Dây cứu hỏa được làm bằng nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, cao su, sợi tổng hợp hoặc vải dệt, có chiều dài khoảng 20 – 30m với 2 đầu nối. Đặc điểm cả dây cứu hỏa là được thiết kế với nhiều lớp chắc chắn, bao gồm:

  • Lớp bảo vệ bên ngoài: Bảo vệ dây khỏi ăn mòn và tác động từ môi trường.
  • Lớp định hình: Cấu tạo từ sợi lanh, nylon, bông hoặc polyester có chức năng chịu áp lực cao.
  • Bộ phận khớp nối: Đây là bộ phận có nhiệm vụ kết nối giữa vòi với lăng chữa cháy, giúp cố định hai đầu với nhau. Khớp nối thường làm bằng vật liệu nhôm hoặc gang.
Dây cứu hỏa có chiều dài khoảng 20 - 30m
Dây cứu hỏa có chiều dài khoảng 20 – 30m
  1. Cách sử dụng

Để sử dụng dây chữa cháy, trước tiên, cần mang dây ra khỏi hộp, sau đó lăn dây theo hướng chữa cháy và lắp khớp nối với đầu vòi bơm. Sau khi đã lắp xong, cần một người cầm chắc đầu vòi, hướng vào đám cháy, một người hỗ trợ cố định vòi khỏi bị văng do áp lực nước và một người vận hành máy đơm để phun nước dập lửa.

  1. Cách rải dây

Để rải dây chữa cháy đúng kỹ thuật, đầu tiên cần bước chân trái lên khoảng 70 cm, tay phải cầm vòi nâng và đặt tay trái lên trước lòng bàn tay. Tiếp tục bước chân trái thêm một bước, hạ thấp gối, thả lỏng tay và tung vòi theo nhịp lấy đà. Sau đó tách hai đầu vòi ra sau khi tung xong.

  1. Cách cuộn dây

Đặt hai đầu dây cách nhau dao động khoảng 20 – 30 cm (khoảng một bàn chân), sau đó xếp chồng hai lên lên nhau và cuộn vòi theo chiều tròn đều. Dùng tay và đầu gối để thắt chặt cuộn dây.

B/  Thực hành chữa cháy

Phần thực hành cung cấp các kiến thức và kỹ năng cơ bản về các biện pháp phòng chống và xử lý cháy nổ. Chi tiết như sau:

Xác định một số khu vực cháy trọng điểm thường gặp

Những khu vực trọng điểm, có nguy cơ xảy ra cháy nổ cao như:

  • Nhà xưởng
  • Văn phòng
  • Tòa nhà
  • Hầm xe
  • Kho hàng
  • Bãi phế liệu

Do đó, việc trang bị các biện pháp chống cháy nổ là điều cần thiết để đảm bảo an toàn và tránh thiệt hại khi xảy ra sự cố.

Biện pháp chống cháy nổ

  • Cháy ở đâu, dập tắt ở đó: Sử dụng lực lượng và phương tiện chữa cháy sẵn có tại chỗ để xử lý đám cháy.
  • Chỉ huy: Bố trí chỉ huy chung và chỉ huy riêng cho từng khu vực, bộ phận.
  • Xử lý đám cháy: Đối với đám cháy quy mô nhỏ (dưới 5m2), nhanh chóng dùng bình chữa cháy phun vào gốc lửa, dùng chăn và bùi nhùi nhúng nước dập lửa. Trường hợp nguy cơ đám cháy lan rộng cần huy động toàn bộ lực lượng và phương tiện để chữa cháy, đồng thời gọi ngay 114 để được cứu trợ kịp thời.
  • Đối với đám cháy xăng: Không được dùng nước phun trực tiếp vào đám cháy, thay vào đó sử dụng cát, bình chữa cháy dạng bột và chăn nhúng nước để khống chế đám cháy.
  • Đối với đám cháy điện: Ngắt cầu dao điện trước khi phun nước để giảm nguy cơ điện giật và cháy lan. Bên cạnh đó, không dùng nước phun vào khí tài hoặc tài liệu.
Khi có đám cháy xảy ra, sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để khống chế đám cháy
Khi có đám cháy xảy ra, sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để khống chế đám cháy

Biện pháp xử lý khi gặp cháy

  • Lập tức hô to “Cháy! Cháy! Cháy!” kèm tên khu vực để mọi người xung quanh chú ý và ứng phó kịp thời khi phát hiện đám cháy.
  • Ngắt điện cầu dao khu vực cháy để tránh nguy cơ chập điện hoặc cháy lan.
  • Sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình chữa cháy, chăn nhúng nước, cát để khống chế đám cháy.
  • Di chuyển tài sản hoặc các vật dụng dễ cháy cách ly khỏi khu vực cháy để giảm bớt thiệt hại.
  • Người chỉ huy nhanh chóng có mặt để chỉ huy chữa cháy và báo động toàn bộ khu vực.
  • Liên hệ ngay 114 – thông tin đám cháy cho lực lượng PCCC chuyên nghiệp để hỗ trợ kịp thời.
  • Bố trí các lực lượng di chuyển đến khu vực cháy để thực hiện công tác cứu hỏa.

Tổ chức bố trí lực lượng chống cháy nổ

Công tác tổ chức lực lượng chống cháy nổ được chia thành hai nhóm chính là lực lượng thường xuyên và lực lượng xử lý tình huống khẩn cấp. Chi tiết về từng lực lượng như sau:

  1. Lực lượng phòng chống cháy nổ thường xuyên

Lực lượng thường xuyên thường là bộ phận an toàn, an ninh tại khu vực, đảm nhiệm công tác giám sát, kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các tình huống cháy nổ ngay tại chỗ. Lực lượng này thường xuyên có mặt tại mục tiêu, bao gồm các thành phần sau:

  • Lực lượng tuần tra canh gác.
  • Lực lượng sử dụng bình cứu hóa để xử lý các đám cháy nhỏ tại chỗ.
  • Lực lượng sử dụng các công cụ chữa cháy thô sơ như gàu nước, xô, chậu,…
  1. Lực lượng xử lý tình huống cháy nổ khẩn cấp

Lực lượng xử lý tình huống cháy nổ khẩn cấp chủ yếu là bộ phận an toàn, an ninh và dự phòng tại mục tiêu, sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, kết hợp cùng bộ phận phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp để triển khai các biện pháp xử lý và cứu hộ hiệu quả. Các thành phần chính của lực lượng này bao gồm:

  • Bộ phận cứu người, vận chuyển tài sản.
  • Bộ phận chữa cháy.
  • Bộ phận cứu sâp.
  • Bộ phận tuần tra, canh gác bảo vệ.
  • Bộ phận khắc phục hậu quả.
  • Bộ phận bảo đảm.
  • Bộ phận dự bị.

C/ Một số biện pháp phòng cháy tại mục tiêu

Sau đây là một số biện pháp phòng cháy hiệu quả tại các mục tiêu cụ thể nhằm giảm thiểu nguy cơ cháy nổ xảy ra.

  1. Đối với nhà máy, sản xuất

Nguyên nhân

Do đặc thù hoạt động và môi trường làm việc, nhà máy và cơ sở sản xuất luôn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Điều này đến từ các nguyên nhân như:

  • Bụi tích tụ
  • Quá trình hàn nóng
  • Lưu trữ và sử dụng không đúng cách chất lỏng, khí dễ cháy
  • Thiết bị máy móc
  • Chập điện từ hệ thống điện

Biện pháp

  • Chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn phòng cháy chữa cháy.
  • Thực hiện vệ sinh hàng ngày để loại bỏ bụi bẩn tích tụ, đảm bảo môi trường làm việc thông thoáng.
  • Tuân thủ nghiêm ngặt an toàn lao động đối với các bộ phận hàn, cắt kim loại. Trang bị bình chữa cháy tại chỗ, đồng thời cách ly các vật liệu dễ cháy khi hàn cắt kim loại. Luôn có bảo vệ giám sát trong suốt quá trình hàn cắt.
  • Đối với các chất lỏng, khí dễ cháy cần được bảo quản đúng cách trong các thùng chứa chuyên dụng, đặt ở nơi thoáng mát, tránh xa nguồn nhiệt và lửa. Trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc với chất dễ cháy.
  • Lắp đặt và bảo trì máy móc đúng cách theo quy định. Thường xuyên kiểm tra vận hành của máy, đảm bảo không tiềm ẩn nguy cơ về cháy nổ.
  • Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ hệ thống điện. Hãy ngắt các thiết bị điện khi không sử dụng, tránh nối dây thủ công để giảm nguy cơ quá tải cho nguồn điện. Hệ thống điện tại nhà xưởng, cơ sở sản xuất cần trang bị aptomat chống quá tải khu vực.
  • Khi phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn về cháy nổ, bảo vệ cần chủ động xử lý ban đầu và thông báo đến cơ quan chức năng để ứng phó kịp thời.
  • Lắp đặt hệ thống báo cháy, bình chữa cháy, vòi chữa cháy và các phương tiện khác.
  • Xây dựng phương án thoát hiểm cho từng khu vực.
  1. Đối với công trường

Nguyên nhân

Công trường là khu vực tập trung nhiều loại vật liệu và hoạt động có nguy cơ cháy nổ cao. Một số nguyên nhân chính như:

  • Sử dụng nhiều loại vật liệu dễ cháy như xăng, dầu, gas, oxy,…
  • Bao bì dễ cháy rải rác khu vực
  • Sử dụng các loại sơn, keo dán chứa dung môi dễ cháy
  • Hệ thống điện không đảm bảo an toàn
  • Thiếu kiến thức an toàn về phòng cháy chữa cháy
  • Bất cẩn trong quá trình làm việc như hàn điện không tuân thủ an toàn, hút thuốc gần khu vực công trường chứa vật liệu dễ cháy.
  • Không trang bị quần áo, đồ bảo hộ cá nhân.

Biện pháp

  • Bố trí và sắp xếp vật liệu, công cụ làm việc gọn gàng, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với môi trường dễ cháy nổ.
  • Phân loại và cất riêng các loại vật liệu nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Đặt các biển cảnh báo để công nhân nhiệt biết.
  • Vệ sinh thường xuyên nơi cất trữ vật liệu và khu vực công trình để loại bỏ các tác nhân dễ cháy.
  • Đặt các biển cấm hút thuốc hoặc sử dụng lửa tại các khu vực dễ cháy.
  • Trang bị đầy đủ các loại bình chữa cháy tại những khu vực dễ xảy ra hỏa hoạn để xử lý kịp thời khi có sự cố.
  • Kiểm tra hệ thống điện thường xuyên để đảm bảo an toàn tuyệt đối khi sử dụng điện.
  • Tổ chức các buổi tập huấn an toàn định kỳ về kiến thức phòng cháy chữa cháy cho công nhân. Đồng thời lập phương án phòng cháy chữa cháy trước khi tiến hành các hoạt động hàn, cắt kim loại.
  • Trang bị đầy đủ đồ bảo hộ đạt tiêu chuẩn an toàn.
  • Khi phát hiện dấu hiệu tiềm ẩn, cần báo cáo cho ban quản lý để đưa ra phương án xử lý kịp thời.
  1. Đối với tòa nhà, căn hộ

Đối với mô hình tòa nhà, căn hộ, để đảm an toàn về phòng chống cháy nổ cần tuân thủ nghiêm túc các biện pháp phòng tránh sau:

  • Kiểm tra hệ thống báo cháy thường xuyên, đảm bảo hệ thống luôn trong trạng thái hoạt động ổn định.
  • Tránh để các đồ dễ cháy gần khu vực bếp. Nói không với việc lưu trữ xăng dầu, khí đốt hoặc chất dễ cháy khác trong nhà.
  • Ô tô, xe máy và các phương tiện sử dụng dầu cần được đặt ở nơi an toàn với khoảng cách xa bếp hoặc nguồn nhiệt cao.
  • Hạn chế sử dụng các tấm ốp tường làm bằng gỗ, nhựa, hoặc mút xốp,…vì đây là các vật liệu dễ bắt cháy và lan lửa nhanh.
  • Lắp thiết bị tự ngắt Aptomat cho toàn bộ hệ thống điện để hạn chế nguy cơ cháy nổ xảy ra.
  • Chuẩn bị các phương án thoát hiểm phù hợp dành riêng cho trẻ nhỏ, người già, người tàn tật. Tuyệt đối không khóa cửa phòng với những trường hợp trên.
  • Giám sát cẩn thận khi sử dụng các thiết bị điện như bếp điện, bàn là, lò vi sóng…
  • Trang bị các dụng cụ phá dỡ như búa, xà beng để tạo lối thoát hiểm trong trường hợp khẩn cấp.
  • Liên hệ 114 để báo cháy khẩn cấp.

D/. Nguyên tắc chung khi phát hiện sự cố cháy và chữa cháy

Để xử lý kịp thời và giảm thiểu thiệt hại do sự cố cháy nổ, bạn cần tuân thủ 9 nguyên tắc chung sau:

  • Nhanh chóng báo động cháy bằng hệ thống báo cháy, dùng kẻn hoặc tri hô để cảnh báo đến mọi người.
  • Ngắt cầu dao điện tại khu vực xảy ra đám cháy để tránh nguy cơ chập điện lan rộng.
  • Huy động lực lượng sử dụng các phương tiện chữa cháy tại chỗ như bình, xô, chậu, cát để khống chế đám cháy.
  • Liên hệ ngay với đội phòng cháy chữa cháy chuyên nghiệp thông qua số 114.
  • Tổ chức cứu người gặp nạn, đưa người và tài sản ra đến khu vực an toàn.
  • Bảo vệ đề phòng phần tử xấu lợi dụng đám cháy để mưu đồ trộm cắp tài sản, quấy rối trật tự, ảnh hưởng đến công tác chữa cháy.
  • Hướng dẫn nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp.
  • Phối hợp chặt chẽ với lực lượng chữa cháy để nhanh chóng dập tắt đám cháy.
  • Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường sau khi đám cháy đã được khống chế.
Nhanh chóng báo động cháy để cảnh báo đến mọi người
Nhanh chóng báo động cháy để cảnh báo đến mọi người

Chuyên đề 5: Quy trình xử lý một số tình huống khẩn cấp

Chuyên đề 5 sẽ cung cấp thông tin về quy trình xử lý trong một số tình huống khẩn cấp như cháy nổ, trộm cắp, tai nạn lao động, nhân viên đình công,…Chi tiết như sau:

  1. Đối với tình huống sự cố cháy, nổ

Xử lý tình huống

Khi nhận được tín hiệu báo cháy, nhân viên bảo vệ cần có mặt tại khu vực cháy ngay lập tức, xác định rõ nguyên nhân cháy và báo cáo ngay cho Ban giám đốc hoặc bộ phận kỹ thuật để kịp thời xử lý.

Theo đó, nhân viên bảo vệ cần xác định được các vấn đề sau:

  • Xác định chính xác vị trí đám cháy.
  • Xác định lối thoát hiểm gần nhất.
  • Xác định các khu vực nguy hiểm có chứa các vật liệu dễ cháy nổ như xăng, dầu, hóa chất,…
  • Xác định chất chất của vụ cháy là vụ cháy nhỏ, lớn, nghiêm trọng hay không nghiêm trọng qua các biểu hiện: độ cao của ngọn lửa, tốc độ cháy lan, diện tích đám cháy,…
  • Xác định nguyên nhân làm bùng phát vụ cháy là từ đâu, điện, hóa chất hay xăng dầu.

Xử lý đám cháy nhỏ

  • Bảo vệ nhanh chóng ngắt cầu dao điện nơi xảy ra đám cháy để hạn chế lây lan.
  • Nhanh chóng sử dụng các thiết bị PCCC tại chỗ như bình chữa cháy, nước,…để khống chế đám cháy.
  • Tìm hiểu sơ bộ về nguyên nhân làm bùng phát cháy nổ.
  • Lập biên bản giải trình sự việc, báo cáo với chủ quản và chỉ huy đội bảo vệ.

Xử lý đám cháy to

  • Tri hô to “Cháy! Cháy! Cháy!” khi phát hiện sự cố để mọi người cảnh giác.
  • Đồng thời nhanh chóng cúp cầu dao hệ thống và báo động sơ tán mọi người đến nơi an toàn.
  • Sử dụng các thiết bị PCCC hiện có để khống chế và dập tắt đám cháy.
  • Liên hệ khẩn đến 114 để được hỗ trợ cứu nạn kịp thời. Khi đội PCCC chuyên nghiệp đến, bảo vệ tiến hành hướng dẫn đúng vị trí cháy và tuân thủ phương án cứu hộ của đội PCCC.
  • Báo cáo thông tin tình hình đến chỉ huy để được hỗ trợ.
  • Di dời những vật dễ cháy cách ly an toàn khỏi đám cháy.
  • Lập biên bản hiện trường theo đúng quy trình, báo cáo đến chủ quản và đơn vị quản lý.
  1. Đối với tình huống trộm cắp

Đối với quy trình xử lý tình huống trong trường hợp đơn vị chủ quản báo mất tài sản, hàng hóa, nhân viên bảo vệ cần thông báo ngay đến Đội trường và lập biên bản sự việc thể hiện rõ các nội dung sau:

  • Tài sản bị mất đó là gì? Tên tài sản sản? Mất số lượng bao nhiêu? Chất lượng tài sản đó theo mô tả từ Ban giám đốc công ty.
  • Tài sản bị mất đó đã có tại đơn vị chủ quản khi nào? Nêu rõ thời gian nhập hàng, nguồn gốc của hàng hóa và hóa đơn.
  • Giá trị tài sản thể hiện trên hóa đơn.
  • Kiểm tra lại biên bản bàn giao tài sản từ Ban giám đốc cùng các chứng từ nhập hàng liên quan để làm rõ việc nhập tài sản đó có được bàn giao đến bảo vệ hay không.
  • Kiểm tra sổ ghi chép giao ca và diễn biến các ca trực trong khoảng thời gian xảy ra mất tài sản.
  • Khoanh vùng và kiểm tra đối tượng tình nguy.
  • Nhận định khả nhân và nguyên nhân mất hàng.
  • Tìm hiểu tài sản bị mất thông qua con đường nào.
  • Yêu cầu tất cả nhân viên trong ca trực viết tường trình chi tiết về thời gian và sự việc diễn ra trong ca làm việc.
  1. Đối với tình huống sự cố tai nạn lao động

Khi gặp phải sự cố lao động xảy ra, nhân viên bảo vệ cần tiến hành theo quy trình xử lý như sao:

  • Báo cáo sự việc cho đơn vị chủ quản về tình hình xảy ra.
  • Bảo vệ hiện trường không bị xáo trộn, đồng thời thực hiện công tác sơ cứu tại chỗ nếu tình trạng không quá nghiêm trọng.
  • Nếu nạn nhân bị thương năng, liên hệ cấp cứu khẩn cấp theo hotline 115.
  • Trường hợp nạn nhân tử vong, giữ nguyên hiện trường và thông báo ngay đến cơ quan công an.
  • Nhanh chóng ổn định tình hình để cán bộ nhân viên quay về trạng thái làm việc bình thường.
  1. Đối với tình huống công nhân viên đình công

Khi phát hiện có hiện tượng công nhân viên đình công, nhân viên bảo vệ cần giải quyết theo quy trình sau:

  • Nắm bắt các nguyên nhân, đối tượng cũng như các yêu cầu cụ thể của công nhân, sau đó báo cáo ngay tình hình đến Ban giám đốc để có kế hoạch ứng phó phù hợp.
  • Bình tĩnh trao đổi và trấn an công nhân viên đình công hiểu rõ tình hình và tránh thực hiện các hành vi vi phạm nội quy công ty.
  • Lập tức báo cáo chỉ huy đội trưởng để được hỗ trợ và xử lý tình huống kịp thời.
  • Bảo vệ an toàn tài sản, trang thiết bị, máy móc và các thành viên trong ban lãnh đạo.
  1. Đối với tình huống có người bị ngộ độc thực phẩm

Quy trình xử lý tình huống phát hiện công nhân viên có triệu chứng ngộ độc thực phẩm như sau:

  • Nhanh chóng thông báo thông tin đến Ban lãnh đạo và liên hệ bệnh viện để đưa bệnh nhân cấp cứu kịp thời.
  • Tận dụng mọi phương tiện lưu thông sẵn có để đưa bệnh nhân đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
  • Giữ nguyên hiện trường, đồng thời thu thập mẫu thức ăn, nước uống để hỗ trợ công tác điều tra.
  • Lập báo cáo chi tiết gửi đến đơn vị chủ quản và công ty.
  1. Đối với tình huống mất trật tự hoặc gây gổ, đánh nhau

Quy trình xử lý tình huống đối với xô xát nhỏ như sau:

  • Báo cáo tình hình đến đội trưởng đội chỉ huy và đơn vị chủ quản.
  • Tiến hành mời đối phương về phòng bảo vệ để lập biên bản sự việc, sau đó báo cáo đến đơn vị chủ quản xử lý theo quy định.
  • Nâng cao cảnh giác trường hợp kẻ gian lợi dụng để trộm cắp tài sản.
  • Bình ổn tình hình tại khu vực.

Đối với các trường hợp xô xát lớn, quy trình xử lý tình huống như sau:

  • Thông báo tình hình đến đội trưởng và đơn vị chủ quản hoặc cơ quan công an 113 (nếu cần thiết) để được hỗ trợ xử lý tình hình kịp thời.
  • Quản lý chặt chẽ khu vực, đề phòng trường hợp kẻ xấu lợi đánh cắp tài sản hoặc quấy rối trật tự khu vực.
  • Nắm bắt vấn đề và tình hình, xác định kẻ cầm đầu, hỗ trợ cơ quan chức năng giải quyết vấn đề.
  • Trường hợp nếu có thiệt hại nghiêm trọng về người, liên hệ ngay với bệnh viện để đưa nạn nhân đi cấp cứu kịp thời.
  • Bảo vệ nguyên vẹn hiện trường để phục vụ công tác điều tra của cơ quan công an nếu chẳng may có người tử vong.
  • Tuyệt đối không cung cấp bất kỳ thông tin cho truyền thông nếu như chưa có sự phê duyệt từ đơn vị chủ quản.
  • Nhanh chóng ổn định tình hình, sau đó lập báo cáo gửi đến đơn vị chủ quản.
  1. Đối với tình huống cúp điện

Quy trình xử lý trong tình huống cúp điện như sau:

  • Nhanh chóng thông báo cho tất cả vị trí cảnh giác đề phòng trường hợp kẻ gian lợi dụng trà trộn trộm cắp tài sản.
  • Liên hệ nhân viên bảo trì điện hoặc cơ quan điện lực để tìm hiểu về nguyên nhân mất điện là yếu tố chủ quan hay khách quan.
  • Di chuyển đến vị trí đặt máy phát điện và kiểm tra sơ bộ tình trạng vận hành của máy.
  • Tiến hành khởi động máy phát điện theo sự hướng dẫn của nhân viên bảo trì điện.
  • Tiến hành tuần tra khu vực để đảm bảo ổn định tình hình.
  • Cập nhật thời gian cúp điện và có điện trở lại vào sổ ca trực để lưu trữ thông tin.
  • Báo cáo sự việc diễn ra đến các bộ phận liên quan để nắm rõ tình hình.

Các loại tài liệu đào tạo nghiệp vụ bảo vệ hiện có và cách sử dụng

Thị trường hiện nay có đa dạng tài liệu, giáo trình đào tạo nghiệp vụ bảo vệ được phát hành nhằm giúp nhân viên bảo vệ cập nhật kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp. Trong đó, phổ biến nhất là 3 loại tài liệu chính, bao gồm: giáo trình & sách hướng dẫn chuyên sâu, video đào tạo và khóa học trực tuyến.

Chi tiết về từng loại tài liệu đào tạo như sau:

  1. Giáo trình và sách hướng dẫn chuyên sâu

Giáo trình và sách hướng dẫn chuyên sâu cung cấp nội dung kiến thức nghề nghiệp từ cơ bản với nâng cao. Đây là loại tài liệu tiêu biểu, được ứng dụng rộng rãi trong đào tạo nghiệp vụ bảo vệ.

Ưu điểm của giáo trình và sách hướng dẫn chuyên sâu:

  • Nội dung kiến thức được biên soạn chi tiết và đầy đủ theo từng chủ đề, giúp người học nhanh chóng nắm bắt nội dung và ghi nhớ kiến thức hiệu quả.
  • Nội dung kiến thức không bị thay đổi theo thời gian, có tình truyền tải ổn định và lâu dài.

Tuy nhiên, đây vừa là ưu vừa là nhược điểm của giáo trình. Nếu như không được cập nhật thường xuyên, giáo trình có thể trở nên lỗi thời và không còn phù hợp.

Giáo trình và sách hướng dẫn truyền tải đầy đủ kiến thức nghiệp vụ tư cơ bản đến nâng cao
Giáo trình và sách hướng dẫn truyền tải đầy đủ kiến thức nghiệp vụ tư cơ bản đến nâng cao
  1. Video đào tạo

Trong thời đại công nghệ số hiện nay, video đào tạo là một trong những dạng tài liệu phổ biến và hiệu quả để truyền tải kiến thức.

Ưu điểm của video đào tạo:

  • Sử dụng video, hình ảnh để mô tả lại các tình huống thực tế, cung cấp cho người học cách nhìn trực quan và sinh động về các kỹ năng cốt lõi.
  • Nội dung được trình bày dưới dạng ảnh động giúp người học tiếp thu nhanh chóng mà không cần đọc quá nhiều như văn bản.

Tuy nhiên, không phải tất cả các video đều cung cấp nội dung đáng tin cậy. Điều này gây khó khăn trong việc chọn lọc nguồn uy tín để tiếp thu kiến thức.

Các video đào tạo giúp cung cấp kiến thức trực quan và sinh động
Các video đào tạo giúp cung cấp kiến thức trực quan và sinh động
  1. Khóa học trực tuyến

Các khóa học trực tuyến đang dần trở thành xu hướng phổ biến hiện nay, kể cả lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp.

Ưu điểm của khóa học trực tuyến:

  • Mang đến cho học viên sự linh hoạt về thời gian và địa điểm học tập chỉ cần kết nối với internet, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển.
  • Tài liệu học tập đa dạng và được đào tạo bởi giáo viên hướng dẫn, giúp nâng cao hiệu quả học tập.
  • Nội dung khóa học được cập nhật liên tục để thay đổi phù hợp với xu hướng và quy định hiện tại.

Tuy nhiên, nhược điểm lớn nhất của các khóa học trực tuyến là đòi hỏi người học phải có tính tự giác cao và kỹ năng quản lý thời gian tốt để tối ưu hiệu quả học tập.

Theo kinh nghiệm của Bảo vệ Ngày & Đêm Tây Bắc Sài Gòn, với những người mới bắt đầu nên ưu tiên các giáo trình, video đào tạo căn bản để xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc, sau đó mới tiếp cận đến kiến thức nâng cao.

Câu hỏi về nghiệp vụ bảo vệ bao gồm những gì?

Nhân viên bảo vệ khi đi tìm kiếm việc làm trong lĩnh vực bảo vệ thường gặp phải các câu hỏi phỏng vấn liên quan đến các khía cạnh sau:

  • Giới thiệu đôi điều về bản thân.
  • Đâu là điểm mạnh của bản thân? Bạn có điểm yếu nào cần khắc phục không?
  • Kỹ năng nào nên có ở một nhân viên bảo vệ tốt?
  • Bạn sẽ xử lý như thế nào nếu có khách hàng có thái độ tức giận tại nơi làm việc?
  • Lý do nào bạn chọn làm việc tại công ty chúng tôi?
  • Vì sao công ty nên chọn bạn cho vị trí này?

Như vậy, Bảo vệ Ngày & Đêm Tây Bắc SG đã giúp bạn đọc tìm hiểu chuyên sâu về 5 chuyên đề trong giáo trình nghiệp vụ bảo vệ chuyên nghiệp, bao gồm tác phong, điều lệnh, kỹ năng giao tiếp với khách hàng, kỹ năng sơ cứu, công tác phòng cháy chữa cháy và quy trình xử lý tình huống khẩn cấp. Hy vọng bài viết đã giúp bạn có thêm kiến thức bổ ích để nâng cao nghiệp vụ nghề nghiệp cho bản thân.

Bảo vệ Ngày & Đêm Tây Bắc SG tự hào là đơn vị uy tín trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp. Đội ngũ nhân sự tại chúng tôi được đào tạo bài bản về kỹ năng lẫn chuyên môn, đảm bảo mang đến dịch vụ chất lượng cao. Liên hệ ngay với Bảo vệ Ngày & Đêm Tây Bắc Sài Gòn theo thông tin dưới đây để nhận yêu cầu báo giá dịch vụ bảo vệ chi tiết nhất!

Tìm hiểu thêm:

~~0o0~~

Chi nhánh Công ty Bảo Vệ Ngày & Đêm tại Tây Bắc SG

Địa chỉ: 52/7 Nguyễn Văn Bứa, Xuân Thới Sơn, Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh

SĐT: 0931 638 768

Website: https://baovengayvademtaybacsg.com/

Rate this post
ĐỂ LẠI BÌNH LUẬN
Picture of BVNVĐ Tây Bắc SG
BVNVĐ Tây Bắc SG
Bảo vệ Ngày và Đêm Tây Bắc SG là đơn vị cung cấp dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp hàng đầu tại khu vực Tây Bắc Sài Gòn. Chúng tôi cam kết mang đến sự an toàn và yên tâm cho khách hàng 24/7 với đội ngũ nhân viên được đào tạo bài bản. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong ngành, chúng tôi tự hào là đối tác toàn diện được các công ty, tập đoàn lớn nhỏ lựa chọn. Facebook | Youtube
BÀI VIẾT LIÊN QUAN